Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay

Đặc điểm của các loại vải thông dụng trên thị trường

Nguồn gốc của chất liệu vải pha

Ứng dụng vải sợi pha
Ứng dụng vải sợi pha – Vải Vân Sinh

Trên thị trường may mặc hiện nay có rất nhiều loại vải sợi được ứng dụng sản xuất. Các loại sợi vải được phân loại thành 3 nhóm chính dựa vào nguồn gốc sợi vải gồm có: Vải sợi tự nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha. Mỗi loại vải đều có những tính chất riêng biệt để nhận biết ra chúng.

– Vải sợi tự nhiên: là vải được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên như sợi tơ tằm, sợi len từ lông cừu, dê, lạc đà… hoặc từ thực vật như bông, gai, đay.

– Vải sợi hóa học: được sản xuất từ các loại sợi có nguồn gốc từ các mỏ dầu mỏ, than đá ( gọi là vải sợi hóa học); nguồn gốc từ tre nứa, gỗ (gọi là vải sợi nhân tạo).

– Vải sợi pha là chất liệu vải được dệt từ sự kết hợp của hai hay nhiều loại vải sợi tự nhiên và hóa học với tỷ lệ nhất định.

Tính chất của chất liệu vải pha

Vải sợi pha là sự kết hợp của vải tự nhiên và vải hóa học. Nên vải pha được “thừa hưởng” những ưu điểm nổi trội từ cả hai loại vải này.

Các loại vải sợi thiên nhiên mang lại độ an toàn cho da trẻ nhỏ; cảm giác thoáng mát, thoải mái khi mặc. Các loại vải nhân tạo lại có độ bền cao, không co rút nên giữ nguyên được form áo. Giá của vải nhân tạo khá lý tưởng, không quá đắt đỏ như vải sợi tự nhiên.

Vải sợi pha được sử dụng để may quần áo trẻ em
Vải sợi pha được sử dụng để may quần áo trẻ em

Bên cạnh những ưu thế, các loại vải tự nhiên hay hóa học đều tồn tại những hạn chế nhất định. Vải sợi tự nhiên có độ bền kém, dễ bị co rút, chảy xệ. Trong khi các loại vải hóa học thấm hút mồ hôi kém. Vì thế trẻ mặc quần áo vải hóa học thường nóng và bí bách. Hơn thế, vải sợi hóa học còn dễ gây kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, người ta thường dùng vải pha để tích hợp toàn bộ những ưu điểm của vải tự nhiên, nhân tạo.

Hai hoặc nhiều loại sợi vải được pha trộn với tỷ lệ nhất định sẽ tạo thành vải pha. Chất liệu vải pha sở hữu tính ưu việt của các loại sợi thành phần. Thế nên vải pha có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với vải tự nhiên và vải hóa học. Các sản phẩm thời trang may từ vải pha thường rất bền, đẹp, màu sắc đa dạng, ít bị nhàu nát. Mặc quần áo vải pha rất thoáng mát, không bám bẩn, giặt chóng sạch và phơi nhanh khô. Chính nhờ những ưu điểm này mà vải pha ngày càng được ứng dụng để may mặc các loại quần áo. Đặc biệt là quần áo cho trẻ em.

Các loại vải pha thường dùng

Thị trường vải pha rất đa dạng và phong phú đôi khi khiến các mẹ không biết phân biệt vải pha chất lượng. Khi sản xuất vải pha, chỉ cần một chút sai sót trong tỷ lệ pha trộn chuẩn mực. Tính chất vải pha sẽ hoàn toàn khác biệt, thậm chí có chất lượng kém. Giải đáp câu hỏi có mấy loại vải pha thường dùng? Dưới đây là các loại vải pha và tỷ lệ sợi chuẩn mực trong dệt may:

– Vải pha Peco: Polyester và Cotton

Vải Peco có hai loại chính và vải Tixi và vải CVC.

Vải Tixi: là sự pha trộn của 65% sợi vải polyester và 35% sợi vải cotton. Vải Tixi có độ bền cao, không bị nhàu, nhăn nhúm. Độ thấm hút mồ hôi của vải PE rất tuyệt vời. Các bé thoải mái cả ngày nhờ vải PE có tính thoáng mát, độ co giãn tốt.

Vải sợi CVC có thành phần chính là sợi cotton chiếm 65% và 35% còn lại là sợi polyester. Loại chất liệu vải CVC cũng được đánh giá cao bởi độ mềm mịn, thoáng mát, thấm hút ẩm rất hiệu quả.

-Vải pha PEVI: Polyester + Viscose

-Vải sợi Tetron Rayon có thành phần 65% Polyester và 35% Viscose. Vải sợi mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với vải bông và vải hóa học như: độ bền đẹp, dễ nhuộm màu, không bị nhăn, nhàu nát, giặt nhanh khô và sạch…

Những ưu điểm vượt trội đã giúp các loại vải pha. Do đó ngày càng được dùng rộng rãi để sản xuất sản phẩm thời trang. Ngoài ra, giá thành phải chăng cũng là lý do quần áo vải pha được nhiều mẹ mua cho bé yêu nhà mình.

Cách nhận biết vải sợi pha

Chỉ bằng một thí nghiệm nhỏ, bạn có thể nhận biết vải pha. Bạn hãy dùng tay vò vải. Nếu vải không bị nhàu, nhăn nhó thì đó chính là vải pha. Hoặc bằng phương pháp hóa học, bạn dùng mẫu vải đem đi đốt. Tro đốt từ vải pha sẽ vón cục và bóp không tan.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, cùng Vải Vân Sinh chia sẻ thêm nhiều thông tin bổ ích bên dưới nhé!

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ VP : 267 Bàu Cát, P.12, Q.Tân Bình,TPHCM
  • Xưởng : Lô F 2-8-1, Đường D7, KCN Lê Minh Xuân 3, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh,TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại 1 :  0938 136679 (Mr Sinh)
  •  Điện thoại 2 : 0904 511727 (Ms Vân)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *