Vải vụn đã được tận dụng ngay từ khi phát minh về vải ra đời. Những mảnh vải vụn đã được tận dụng lại để làm giẻ lau, dây buộc, túi xách, đồ bắc nồi xoong, may mùng từ vải vụn, làm lót nồi, dụng cụ học tập của học sinh … và rất nhiều thứ khác. Bạn chưa biết nên làm gì với vải thừa. Hãy cùng Vải Vân Sinh cùng xem nhé.
Mục lục bài viết
Vải vụn dùng để làm gì?
Vải vụn có thể dùng để chế ra các loại đồ chơi phục vụ cho thiếu nhi. Bạn đã biết đến những quả bóng bằng nhựa, cầu bằng lông, nhưng hẳn bạn chưa thấy một quả bóng bằng vải hay cầu vải đúng không? Nếu chúng ta bước vào một gian phòng có rất nhiều bóng bằng vải vụn để ném nhau thì rất tuyệt! Bạn sẽ cảm giác thế nào nếu được cưỡi trên lưng một con trâu bằng vải? …
Thứ hai, vải vụn có thể dùng để chế tạo ra những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn như quà tặng, búp bê, gối, gấu, tranh nghệ thuật, hình ảnh khắc chữ, tặng quà sinh nhật,…
Thứ ba, vải vụn có thể dùng để chế tạo các nguyên vật liệu phục vụ quảng cáo, tập luyện, trợ giảng … Bạn thấy thích thú không khi gặp được một hình nhân bằng vải đứng trước một cửa hàng hay chơi cờ bằng hình nhân…
Nói chung, thoạt nghe cái tên bạn có thể nói “ý tưởng làm giàu từ vải vụn” đã có người làm rồi, nhưng bàn sâu hơn nữa bạn sẽ thấy được sự khác biệt. Vải vụn là nguyên liệu rất rẻ tiền nhưng lại mang trong mình tiềm năng lớn mà chúng chưa được khai thác hết.
Cách làm thảm lau chân bằng vải vụn
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
– Tận dụng vải vụn hay quần áo cũ để làm dây vải bện thảm
- Hoặc mua vải cotton, thun,… rồi cắt thành dải vải
- Dây thừng lõi bấc (nếu cần)
- Kim, chỉ, kéo, máy khâu.
Bước 1:
Cắt vải vụn (hay quần áo cũ, vải mới mua còn nguyên tấm,…) thành những dải vải rộng 3cm – 5cm
Bước 2: Bện vải:
Cứ 3 dây vải sẽ được bện thành một sam, bện như bện sam 3 trên tóc. Kẹp một đầu cố định để bện được dễ dàng. Bạn có thể bện 3 sợi vải cùng màu hoặc khác màu tùy theo mục đích phối màu mà bạn muốn thiết kế cho thảm của riêng mình.
Bước 3: Nối vải:
Khi bện gần hết dây vải bạn cần nối chúng bằng cách may nối dây vải hoặc dùng mũi kéo bấm hai khe nhỏ ở gần hai đầu dây vải cần nối rồi luồn một dây vải nối thêm (trên hình là dây xanh) qua khe của dây cần nối (dây tím).
Rồi xỏ đầu còn lại của dây nối thêm (dây xanh) vào khe còn lại của chính nó.
Rồi xỏ đầu còn lại của dây nối thêm (dây xanh) vào khe còn lại của chính nó.
Bước 4: Phối màu:
Nếu bạn không quan tâm lắm tới phối màu theo chủ đích riêng mình thì bạn cứ bên sam vải thật dài cho tới khi hết vải bạn cần bện.
Còn nếu bạn có chủ đích phối màu thì vừa bện vừa ướm, cuộn sợi sam vải thành vòng tròn khít nhau, tới phần nào cần đổi màu vải thì bạn nối sang dây vải màu khác. Một tấm thảm loang màu 7 sắc cầu vồng hay loang từ tông màu đậm sang nhạt và ngược lại trông rất sinh động, bắt mắt.
Bước 5: Kết thảm:
Sau khi định hình được thảm, bạn vừa cuộn khít sam vải vừa may vào chính giữa khe tiếp giáp của các vòng sam, may bằng đường zic zac hoặc đường thêu bọc, đường vắt sổ đều được.
Bạn có thể đổi màu chỉ ở những vòng vải khác màu.
Nếu máy khâu của bạn không có những chức năng may vắt sổ, thêu bọc,… thì bạn vẫn có thể kết thảm bằng cách khâu tay. Bạn khâu giấu chỉ ở mặt phải thảm hoặc khâu vắt ở mặt trái thảm để được một tấm thảm mịn tự nhiên như không có đường may hay khâu nào.
Bước 6: Sáng tạo:
Bạn có thể làm cho sợi sam to và xốp mềm bằng cách bọc giữa sợi vải là một dây thừng lõi bấc, hay dây mút xốp, như thế sợi sam sẽ to mọng và mềm mại.
Kiểu thảm độn bấc hay xốp như thế rất hợp với thảm ngồi hoặc thảm dành cho trẻ em, người già.
Bước 7: Bảo quản:
Thảm vải rất tiện dụng và dễ dàng giặt giũ. Khi thu dọn bạn có thể cuộn nó như những ống vải dày, dựng gọn và cũng dễ dàng phơi so với nhiều dạng thảm khác.
Từ những chiếc áo phông cũ biến thành chiếc thảm sặc sỡ sắc cầu vồng, thật thú vị phải không bạn?
Những ý tưởng kinh doanh từ vải vụn phế liệu
GIÁ TRỊ KINH TẾ LỚN ĐẾN TỪ PHẾ LIỆU NGÀNH MAY
Người dân tại Phong Nam, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng, ai cũng biết đến xưởng tái chế vải vụn của chị Ngô Thị Hồng. Chị Hồng là người đầu tiên ở đây thực hiện mô hình kinh doanh này. Ý tưởng mới lạ này đã giúp chị thành công và vươn lên làm giàu.
Năm 2004, chị Hồng nảy sinh ý định kinh doanh vải vụn. Do từng có thời gian dài làm việc trong công ty may, chị nhận thấy sau mỗi ngày, lượng vải vụn thải ra vô cùng nhiều. Nghĩ rằng cỏ, rác cũng có thể đem lại thu nhập cho con người, vậy thì vải vụn chắc chắn cũng là một “nguồn tài nguyên” đem lại kinh tế. Chính vì thế chị đã nghĩ cách tận dụng lượng vải vụn này để kiếm tiền cho sinh hoạt hàng ngày.
Ban đầu, ý tưởng chị không được nhiều người ủng hộ và cho rằng khó để thành công, chị vẫn quyết tâm thực hiện ý tưởng đó. Chị sử dụng vốn tự có của mình và số tiền đi vay được để mua lại vải vụn của các công ty. Sau đó, chị Hồng mang về, lựa các mảnh vải có chất liệu, màu sắc tốt để may đo quần áo trẻ em.
Một số khác chị dùng để làm các đồ gia dụng phù hợp. Sau đó, chị bỏ mối giá rẻ cho các gian hàng buôn bán. Với sự khéo léo và kinh nghiệm may đo của bản thân, sản phẩm chị làm ra vô cùng đẹp mắt, vì thế, nó thu hút không ít người mua. Chị quyết định mở rộng quy mô để cung cấp cho các gian hàng cũng như là kiếm thêm lợi nhuận.
Cho đến hiện tại, chị Hồng đã xây dựng được một xưởng sản xuất, tạo việc làm cho hơn 30 nhân công. Chị không chỉ mở rộng quy mô mà còn đầu tư thêm các thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất. Mẫu mã, chủng loại và chất lượng sản phẩm không ngừng được cải thiện.
Nếu như trước kia, chị Hồng chỉ bỏ mối cho các gian hàng bán lẻ, thì nay, chị đã hợp tác với nhiều xí nghiệp trên cả nước, số lượng hàng hóa bán ra thị trường hàng năm ngày càng gia tăng. Mỗi năm chị Hồng có thể thu về số lãi lên đến hàng trăm triệu đồng.
DÙNG VẢI VỤN ĐỂ LÀM RA ĐỒ BẮT NỒI ĐỘC LẠ
Đó là ý tưởng kinh doanh vải vụn của chị Trương Thị Kim Ngọc. Từ một người làm công tại cảng Sài Gòn, công việc mà vừa cực lại chỉ nhận được những đồng lương ít ỏi, không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Chị đã tìm cách để kiếm thêm việc làm lúc rảnh rỗi để tăng thu nhập.
Sau khi cân nhắc, chị quyết định thu mua vải vụn để làm thành những sản phẩm gia dụng. Trước chị cũng đã có nhiều người làm đồ gia dụng từ vải vụn, vì thế, chị Ngọc đã tìm cách để khiến sản phẩm của mình độc đáo, thu hút nhiều người mua hơn. Cuối cùng chị quyết định làm đồ bắt nồi với nhiều hình thù họa tiết mới lạ.
Ban đầu chị cắt may chúng thành nhiều hình thù hay mắt như trái bóng, vuông hay tròn… Đường may và trang trí bên trên cũng vô cùng tỉ mỉ. Thấy chị cặm cụi cắt may, chồng và con cũng phụ giúp phần nào. Cả gia đình đã cùng tạo ra được nhiều sản phẩm tinh tế, bắt mắt.
Sau khi đưa ra thị trường, giá bán các sản phẩm của chị Ngọc chỉ có 4.000 vnđ một đôi. Nhờ vào họa tiết bắt mắt, hài hòa cũng như đường cắt may vô cùng tinh tế, sản phẩm của chị đã được nhiều chị em phụ nữ mua và sử dụng. Ít ai có thể tin được sản phẩm tinh tế, độc đáo này lại chính là sản phẩm được làm ra từ những miếng vải vụn.
Với những đặc điểm vượt trội trên, đồ bắt nồi của chị Ngọc đã thành công thu hút nhiều siêu thị lớn như Big C, Maximark… Ngoài ra, các nhãn hàng như Knorr cũng thu mua sản phẩm của chị để làm đồ tặng kèm thu hút nhiều người mua. Chưa dừng lại ở đây, sản phẩm của chị Ngọc nhanh chóng thu hút các công ty nước ngoài và được họ đặt mua.
Sự phát triển nhanh chóng này đã thôi thúc chị mở rộng mô hình kinh doanh. Đồng thời, chị cũng tuyển thêm một số công nhân để kịp sản xuất đồ cung cấp cho đối tác. Việc này cũng phần nào tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho bà con trong vùng.
DÙNG VẢI VỤN ĐỂ LÀM TRANH
Ba bạn Huyền, Hồng và Chi cũng có một ý tưởng kinh doanh vải vụn vô cùng độc đáo đó là dùng vải vụn để làm tranh. Họ đều là sinh viên của đại học Mở Hà Nội. Ý tưởng này xuất hiện khi họ làm đồ thủ công tặng bạn, họ không khỏi suy nghĩ tại sao không kinh doanh dựa trên sản phẩm đẹp, độc, lạ này.
Lúc bắt đầu không có vốn, cả ba chỉ chung được hơn 300.000 vnđ tiền vốn. Họ tìm kiếm các cửa tiệm may mặc để thu mua, xin vải vụn. Sau khi chở vải về phòng, họ chọn ra những mảnh vải sạch đẹp, có màu sắc phù hợp để làm nên những bức tranh thủ công.
Mặc dù được làm bằng vải nhưng tranh có màu sắc vô cùng tự nhiên, nhìn không khác gì tranh sơn dầu. Với tính thẩm mỹ, độc đáo cao, tranh đã nhanh chóng thu hút nhiều người mua. Hơn thế, giá cả cũng rất phải chăng, chỉ từ 150.000 – 350.000 VNĐ. Nó có thể được treo trong phòng trách hay bất kì đâu trong nhà để trang trí.
Sau một thời gian, tranh của họ ngày càng được nhiều người biết đến, số lượng người đặt mua ngày càng tăng. Dần dần, các sản phẩm tranh từ vải vụn của ba cô nàng sinh viên được phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh thành lớn trong cả nước. Có người còn đặt tranh của các cô để mang sang nước ngoài.
THUẬN LỢI CỦA NHỮNG Ý TƯỞNG KINH DOANH VẢI VỤN
- Nguồn vốn nhỏ, không cần đòi hỏi quá nhiều chi phí
- Nguồn nguyên liệu dễ tìm với giá rẻ
- Quy mô luôn mở rộng
- Mô hình kinh doanh sinh lời cao
- Ý tưởng kinh doanh khả thi và thiết thực
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ VP : 267 Bàu Cát, P.12, Q.Tân Bình,TPHCM
- Xưởng : Lô F 2-8-1, Đường D7, KCN Lê Minh Xuân 3, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh,TPHCM
- Điện thoại 1 0938 136679 (Mr Sinh)
- Điện thoại 2 : 0904 511727 (Ms Vân)